Tìm hiểu khối lượng riêng của Sắt & Công thức tính toán trọng lượng Thép
Khối lượng riêng là gì? Trọng lượng riêng của sắt là gì? Chúng được tính toán theo công thức gì? Hôm nay Cơ khí Huỳnh Gia An sẽ giải đáp đến quý khách hiểu rõ hơn.
Khối lượng riêng là gì?
Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó, hay nói dễ hiểu hơn khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối chất đó. Kí hiệu chung của khối lượng riêng là D, đơn vị là kg/m3.
Công thức tính khối lượng riêng giúp chúng ta biết được mức độ nặng nhẹ của một chất nào đó, so sánh chúng với nhau nhằm phục vụ các mục đích nhất định. Khi biết được khối lượng riêng của một chất, ta dễ dàng tính ra được khối lượng của vật được làm bằng chất đó.
- Khối lượng riêng được tính theo công thức: D = m / V
Trọng lượng riêng là gì?
Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích của chất đó hay nói dễ hiểu hơn là lực hút của Trái đất tác động lên vật chất đó. Kí hiệu chung của khối lượng riêng là d, đơn vị là N/m3). Khi có thông tin về trọng lượng riêng, ta không chỉ biết được trọng lượng của một chất mà còn tính toán ra được khối lượng riêng của chất đó.
- Trọng lượng riêng được tính theo công thức: d = P / V
- Mối liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 9.81 x D
Khối lượng riêng của sắt và khối lượng riêng của các loại thép
Thép được sử dụng nhiều trong đời sống, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, xây dựng, cơ khí…Có nhiều loại thép như thép cuộn, thép ống, thép hình, thép hộp…nhằm phục vụ cho các nhu cầu sản xuất sản phẩm khác nhau. Vì sử dụng với tần suất và số lượng khá nhiều, nên nắm được trọng lượng của các loại thép sẽ giúp ích rất nhiều cho người sản xuất, người mua hàng, giảm thiểu các rủi ro về sai lệch.
Vậy trọng lượng của thép được tính như thế nào?
Thép được phân biệt rõ với sắt vì chúng còn có hàm lượng carbon, do đó, khối lượng riêng của thép cũng khác so với sắt. Nếu như khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 (7.8 g/cm3) thì của thép là 7850kg/m3(7.85 g/cm3)
Công thức chung tính trọng lượng riêng thép:
- Công thức: m = D x L x S
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
D: khối lượng riêng của thép
L: chiều dài thép (mm)
S: diện tích mặt cắt ngàng của thép. (mm2)
Sử dụng công thức trên, ta dễ dàng tính toán được trọng lượng các loại thép như thép hình, thép tròn, thép hộp.
Cách tính trọng lượng thép tròn đặc:
- Công thức: m = 7.85 x 0.001 x L x 3.14 x d2 / 4
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
L: chiều dài thép (mm)
d: đường kính ống (mm)
số pi: 3.14
Cách tính trọng lượng thép ống tròn:
- Công thức: m = 3.14 x T x (do – T) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
T: độ dày của thép (mm)
L: chiều dài thép (mm)
do: đường kính ngoài của ống thép
Cách tính trọng lượng riêng thép hộp – vuông:
- m= (4 x T x a – 4T2) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
T: Độ dày (mm)
L: Chiều dài ống thép (mm)
a: chiều dài cạnh (mm)
Cách tính trọng lượng thép hình hộp – chữ nhật:
- Công thức: m = [2 x T x (a1 + a2) – 4T2] x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng riêng thép (kg)
T: độ dày của thép (mm)
L: chiều dài thép (mm)
a1: chiều dài cạnh thứ nhất
a2: chiều dài cạnh thứ hai
Bảng tính trọng lượng các loại thép hình
Thép hình I
Thép hình H
Khối lượng riêng của các kim loại khác
Tỷ trọng của các loại thép khác nhau bởi sự tham gia của thành phần carbon vào trong vật liệu. Tương tự như vậy, khối lượng trọng lượng riêng của các vật làm bằng chất khác nhau cũng có tỷ trọng khác nhau. Cùng tham khảo một số tỷ trọng thép và các kim loại phổ biến trên thị trường nhằm nắm các thông tin và tính toán được chính xác:
Inox 201, Inox 304 | 7.93 g/cm3 |
Inox 316 | 7.98 g/cm3 |
Inox 410 | 7.75 g/cm3 |
Inox 430 | 7.70 g/cm3 |
Đồng (*) | 8.96 g/cm3 |
Nhôm | 2.7 g/cm3 |
Chì | 11.34 g/cm3 |
Kẽm | 6.999 g/cm3 |
(*) Các loại đồng khác nhau như đồng tấm, đồng đặc… sẽ có tỉ trọng khác nhau, giao động từ 7 đến 9 g/cm3
Lợi ích khi biết được trọng lượng thép ?
Khi biết được trọng lượng thép sẽ giúp ích khá nhiều trong việc lên thiết kế, bản vẽ, tính toán các con số và sự phân chia cho công trình được hợp lý và khoa học. Không những thế, người mua hàng cũng thường áp dụng bảng tỷ trọng thép để tra cứu hoặc dùng cách tính trọng lượng thép này để kiểm tra khối lượng hàng hóa thực tế được giao có đúng với số liệu đặt hàng trên hợp đồng hay không. Nếu các số liệu không khớp, người mua hàng có thể kiểm tra sự chênh lệch nằm ở vấn đề nào, thép có độ dày mỏng hay dày hơn, loại thép có bị nhầm lẫn hay gian lận hay không. Đối với thép không gỉ, nhờ vào tỷ trọng thép còn có thể nhận biết được các mác thép.
Theo: Huỳnh Nam – Cơ khí Huỳnh Gia An
Nhận xét
Đăng nhận xét